9 Bài Thuốc Trị Cao Huyết Áp


Tuỳ theo nguyên nhân, có thể chia ra: tăng huyết áp thứ phát và tăng huyết áp nguyên phát . Ở trẻ em và người trẻ, phần lớn là tăng huyết áp thứ phát, ở người cao tuổi, phần lớn là tăng huyết áp nguyên phát.


Trong y học cổ truyền có nhiều bài thuốc đơn giản, dễ kiếm, dễ mua sau đây, điều trị bệnh cao huyết áp có nhiều hiệu quả.

Bài 1: Nghiệm phương: Trị cao huyết áp.
  • Cúc hoa: 30g 
  • kim ngân hoa: 30g 
cho vào nước đun sôi khoảng 10 đến 15 phút, uống thay trà.

Bài 2: Nghiệm phương: Trị cao huyết áp, đau mắt, đau đầu.
  • Mạn kinh tử 9g, 
  • cúc hoa 9g, 
  • bạc hà 6g, 
  • bạch chỉ 6g, 
  • cân đằng 12g 
  • sắc uống. 
Bài 3: Đan bì dã cúc thang.

Dùng trong trường hợp cao huyết áp và xơ cứng động mạch:
  • đan bì 9g, 
  • dã cúc hoa ( hoa cúc dại ) 9g, 
  • bội lan 9g, 
  • thạch quyết minh 30g, 
  • nhẫn đông đằng ( dây lá cây kim ngân ) 18g, 
  • kê huyết đằng 18g sắc uống. 
Bài 4: Nghiệm phương: Trị cao huyết áp.
  • Đại kế, 
  • xa tiền thảo ( lá mã đề ), 
  • hoè hoa pha trà uống. 
Bài 5: Nghiệm phương: Trị huyết áp cao, đầu đau mắt đỏ, phiền táo dễ tức giận.
  • Bột sừng linh dương 3g, 
  • thiên ma 5g, 
  • cân đằng 15g, 
  • hạ khô thảo 15g, 
  • địa long 9g sắc uống. 
Bài 6: Chư thạch long cốt mẫu lệ thang: Trị cao huyết áp.
  • Sinh chư thạch 24g, 
  • sinh long cốt 18g, 
  • sinh mẫu lệ 18g, 
  • sinh địa 18g, 
  • bạch thược 12g, 
  • bá tử nhân 12g, 
  • hoài ngưu tất 30g 
sắc uống.

Bài 7: Giáng áp thang: Trị cao huyết áp gây chóng mặt.
  • Thạch quyết minh 30g, 
  • đan sâm 30g, 
  • thích tật lê 30g, 
  • hạ khô thảo 30g, 
  • xa tiền tử 30g 
sắc uống.
Bài 8: Thất vị điều đạt thang: Trị cao huyết áp, chóng mặt, phiền táo mất ngủ.
  • Bạch tật lê 15g, 
  • nguyên sâm 15g, 
  • đan sâm 15g, 
  • xa tiền tử 15g, 
  • hạnh nhân 12g, 
  • binh lang 6g, 
  • bột hổ phách 1g 
sắc uống.

Bài 9: Nghiệm phương: Trị cao huyết áp.
  • Đỗ trọng 9g, 
  • hoàng cầm 6g, 
  • hạ khô thảo 6g, 
  • hoài ngưu tất 6g 
sắc uống.

** Các bài thuốc trị cao huyết áp trên được rút ra từ cuốn " Thực dụng Tụ chân Trung dược tự điển " của tác giả Quách Quốc Hoa do tỉnh Hồ Nam Trung Quốc xuất bản.

( KTGĐ) HKỳ typing.