Người mắc bệnh cao huyết áp cần biết


Mùa đông là mùa dễ gây ra “trở ngại” cho người mắc bệnh cao huyết áp và cũng là mùa khó khống chế huyết áp nhất.


Nhiệt độ thấp - Thủ phạm gây cao huyết áp
 
Thời tiết lạnh, huyết áp không dễ khống chế, nguy hiểm chủ yếu là gây ra bệnh biến chứng. Do mùa đông nhiệt độ thấp, cơ thể vì muốn duy trì thân nhiệt ổn định, giảm bớt sự toả nhiệt, các mao mạch sẽ co lại khiến lực cản huyết quản điều tiết bên ngoài tăng lên. Đồng thời, nhiệt độ thấp nên ra mồ hôi ít, khiến dung lượng máu tăng lên. Nếu ăn quá nhiều các chất đường, béo... sẽ khiến khả năng hấp thụ và trữ nước trong cơ thể tăng, làm cho dung lượng máu trong cơ thể tăng theo. Thêm vào đó là sự tồn tại của các trạng thái tình cảm xảy ra hàng ngày trong cuộc sống như lo lắng, căng thẳng, tức giận… tất yếu sẽ làm cho huyết áp không dễ khống chế.
Trong trường hợp thời tiết thay đổi, tính giao động của huyết áp tăng cao, nguy cơ chủ yếu là gây ra bệnh biến chứng, đặc biệt là xuất huyết não, đứt mạch máu do thiếu máu và tử vong do nhồi máu cơ tim.
Thế nào là huyết áp bất thường?
Huyết áp của chúng ta thường có hai thời khắc “cao điểm”, đó là khoảng 9 giờ sáng và 6 giờ chiều.
Huyết áp tăng cao hay xuống thấp là tuỳ theo sự thay đổi của tinh thần và cơ thể, thông thường trong khi ngủ khoảng 3 - 4 giờ đêm là thấp nhất, sáng sớm dần dần tăng cao, đến 9 giờ sáng là ở đỉnh cao nhất. Buổi chiều xuống khá thấp, đến 6 giờ chiếu lại trở lại cao điểm và trước khi ngủ lại về “đáy”.
Nếu sự thay đổi huyết áp của một ngưòi không phù hợp với quy luật này, điều đó đã nói rõ huyết áp của người đó đã không khống chế được, cần phải điều chỉnh uống thuốc.
 
Vì thế, trước khi đi khám bác sỹ, nên ở nhà tự đo huyết áp của mình trước 1 tuần. Mỗi ngày kiểm tra 4 lần vào các thời điểm: sau khi thức dậy, 9 giờ sáng, 6 giờ chiều và 9 giờ tối. Ngoài ra cần chú ý: nếu vừa vận động thì nên nghỉ 10 phút,  sau đó mới kiểm tra huyết áp để có kết quả chuẩn xác.
 
5 nguyên tắc sống không thể bỏ qua
 
Ngoài yếu tố khí hậu, các thói quen sinh hoạt không tốt cũng có thể gây ra nguy hại cho người mắc bệnh cao huyết áp. Theo các chuyên gia, người bị bệnh cao huyết áp nên chú ý các nguyên tắc trong sinh hoạt hằng ngày sau:
1. Chú ý phòng lạnh giữ ấm, tránh gió lạnh.
2. Nghiêm khắc hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể, mỗi ngày không nên ăn quá 6g. Nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, gà, cá, sữa và chế phẩm từ đậu. Hạn chế ăn những món ăn dầu mỡ, không hút thuốc, hạn chế uống rượu, và nên giữ cho đại tiện được thông suốt.
3. Kiên trì tập luyện thể thao, nâng cao khả năng chống lạnh, cố gắng hết sức để tham gia một số môn thể thao ngoài trời có lợi cho huyết áp như đi bộ, tập thái cực quyền và khí công...
4. Khống chế tâm trạng, tránh để thể lực và tinh thần rơi vào tình trạng quá mệt mỏi. Tức giận và lo lắng cực độ đều có thể gây ra đứt mạch máu não. Cần duy trì tâm trạng lạc quan vui vẻ, không đuợc quá vui vẻ, quá tức giận, lo lắng, buồn phiền, bi thương, sợ hãi.
5. Kiên trì uống thuốc, duy trì huyết áp ổn định. Người bị bệnh cao huyết áp uống thuốc giảm huyết áp không nên tuỳ tiện dừng uống bởi sẽ dễ tăng huyết áp đột biến sau 40 giờ ngừng uống thuốc.
Dương Hằng
Theo h863

Điều trị bệnh cao huyết áp



Theo Tổ chức Y tế Thế giới hiện nay tăng huyết áp được xem là một trong 10 bệnh nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ nhân loại có thể làm giảm thọ từ 10 đến 20 tuổi. Thực tế cũng đã cho thấy hậu quả của việc điều trị không đúng bệnh tăng huyết áp sẽ dẫn đến tình trạng huyết áp tăng cao đột ngột có thể làm đứt mạch máu não gây xuất huyết não, đột quỵ, suy tim cấp, phù phổi cấp hay tình trạng huyết áp tăng vừa phải thường xuyên sẽ gây ra suy tim mãn, suy thận mãn, tổn thương ở đáy mắt. Qua đó chúng ta thấy hầu hết các biến chứng này đều nguy hiểm tính mạng hoặc không hồi phục. Nhưng trong thực tế việc điều trị tốt bệnh tăng huyết áp để tránh các tai biến nguy hiểm này là đều không dễ dàng thực hiện được. Tại nhiều nước trên thế giới việc kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp vẫn ở một tỷ lệ khá thấp. Chẳng hạn như bệnh nhân tăng huyết áp được kiểm soát tốt huyết áp dưới mức 140/90mmHg tại Mỹ là 24%, tại Pháp là 24%, tại Canađa là 16%, tại Anh quốc là 6% và tại nhiều nước đang phát triển con số này cũng chỉ khoảng 1- 2%. Qua các con số này cho chúng ta thấy  cứ 100 người bị tăng huyết áp thì chỉ khoảng 10 người là có huyết áp được điều trị tốt dưới 140/90mmHg còn là 90 người huyết áp luôn ở mức gây hại cho sức khoẻ. Như vậy làm sao để điều trị tốt bệnh tăng huyết áp và phòng ngừa được các biến chứng của nó, đó chính là mục tiêu của bài nói hôm nay. Để đạt được mục tiêu này chúng ta cần xem và hiểu 3 vấn đề cơ bản sau đây:
1. Các yếu tố nào làm bệnh tăng huyết áp trở nên nguy hiểm hơn.
2. Làm gì để điều trị tốt bệnh tăng huyết áp.
3. Cách theo dõi huyết áp tại nhà khi đang điều trị tăng huyết áp.
Theo quan niệm hiện nay của Tổ chức Y tế Thế giới thì huyết áp thấp hơn 120/80mmHg được xem là huyết áp tối ưu không gây hại cho sức khoẻ. Trong đó 120 gọi là số huyết áp trên 80 gọi là số huyết áp dưới. Gọi là tăng huyết áp khi số trên cao hơn 140mmHg hoặc số huyết áp dưới cao hơn 90mmHg.
Gọi là tăng huyết áp độ 1 hay độ nhẹ khi: số huyết áp trên từ 140 đến 159mmHg hoặc số huyết áp dưới từ 90 đến 99mmHg.
Gọi là tăng huyết áp độ 2 hay độ trung bình khi: số huyết áp trên từ 160 đến 179mmHg hoặc số huyết áp dưới từ 100 đến 109mmHg.
Gọi là tăng huyết áp độ 3 hay độ nặng khi: số huyết áp trên từ 180mmHgtrở lên hoặc số huyết áp dưới từ 110mmHg trở lên.
Khi số huyết áp trên và dưới thuộc 2 độ khác nhau thì chọn độ theo số huyết áp cao hơn.
Khi đã xác định có bị tăng huyết áp bạn cần xác định thêm 4 yếu tố sẽ làm tác động xấu hơn bệnh tăng huyết áp của bạn. Bốn yếu tố này là:
1. 8 yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.
2. Tổn thương nội tạng trong cơ thể do tăng huyết áp
3. Bị bệnh đái tháo đường.
4. Có một số bệnh lý khác đi kèm.
Khi bạn càng có`nhiều yếu tố trong 4 yếu tố này thì khả năng bị tai biến do bệnh tăng huyết áp càng tăng cao. Các yếu tố này cụ thể như sau:

8 yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch:
1. Mức độ tăng của số huyết áp trên và số huyết áp dưới từ độ 1 đến độ 3.
2. Phái nam trên 55 tuổi.
3. Phái nữ trên 65 tuổi.
4. Có hút thuốc lá.
5. Bị rối loạn mỡ trong máu. Cụ thể là Cholesterol toàn phần trong máu cao hơn 6,5mmol/l hoặc 250mg%. Hoặc cholesterol gây hại có tênLDL-c cao hơn 4mmol/l hay 155mg% hoặc cholesterol bảo vệ có tên là HDL-c thấp hơn 40mg% ở nam, hay 48mg% ở nữ.
6. Trong gia đình có người bị bệnh tim mạch sớm nam dưới 55 tuổi, nữ dưới 65 tuổi.
7. Bị béo phì vòng bụng, nam có vòng bụng trên 102cm hay nữ có vòng bụng trên 88cm.
8. Trong máu loại protein có tên protein phản ứng C cao hơn 1mg/dl.

Các dạng tổn thương cơ quan nội tạng do tăng huyết áp:
      1. Lớn tim: biểu hiện trên điện tâm đồ, siêu âm tim, chụp x quang tim.
      2. Suy thận mãn, tổn thương thận dưới dạng tiểu vi đạm niệu.
      3. Tổn thương đáy mắt: xuất huyết, xuất tiết võng mạc, phù gai thị.

Bị bệnh đái tháo đường:
Tức là đường trong máu khi đói cao hơn 7mmol/l hoặc đường trong máu sau ăn tăng lên 11mmol/l hoặc 198mg%.

Có các bệnh lý khác đi kèm:
1. Đã bị tai biến mạch máu não dù nặng hay nhẹ.
2. Bệnh tim do thiếu máu cơ tim cục bộ dưới các mức độ: cơn đau ngực, nhồi máu cơ tim.
3. Đã bị suy tim, suy thận…
4. Các dạng bệnh lý mạch máu ngoại biên.  
Khi đã xác định được tất cả các yếu tố tác động xấu thêm bệnh tăng huyết áp. Bạn phải có thái độ điều trị tích các yếu tố này có thể được

Những việc cần làm để điều trị tốt bệnh tăng huyết áp:
Để điều trị tốt bệnh tăng huyết áp bạn cần thực hiện 3 điều sau đây:
* Đưa được huyết áp vế thấp hơn 140/90mmHg.
* Thực hiện tốt các biện pháp điều trị không dùng thuốc và có dùng thuốc
* Điều trị các bệnh lý khác đi kèm theo.
Điều trị để mức huyết áp thấp hơn 140/90mmHg là bạn đã tự giúp cơ thể mình trách được các biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp như: giảm 40% khả năng bị đứt mạch máu não, 50% khả năng bị suy tim mãn, giảm 30% khả năng bị tai biến mạch máu não tái phát, và nhiều biến chứng khác… Như vậy để đạt được các lợi ích này bạn cần thực hiện các điều sau đây:
* Thực hiện tốt việc điều trị lhông dùng thuốc và việc điều trị có dùng thuốc.
* Điều trị các bệnh lý khác đi kèm theo nếu có.

Trong điều trị không dùng thuốc bạn cần thực hiện 10 điểm sau đây:
1. Nếu bị béo phì, nên áp dụng chế độ ăn giảm cân: ít đường, ít mỡ, nhiều chất đạm và chất xơ rau quả, trái cây.
2. Nên ăn lạt, không ăn quá 1 muỗng cà- phê muối mỗi ngày. Lượng muối này bao gồm cả lượng muối được nêm trong thức ăn và nước chấm.
3. Nên ăn chất đạm có nguồn gốc từ cá và thực vật hơn là các loại thịt heo, bò, gà…
4. Không nên ăn quá ngọt ngay cả khi không bị tiểu đường…
5. Hạn chế ăn mỡ động vật và dầu dừa. Tốt nhất là dùng dầu ô- liu, dầu hướng dương, dầu mè, dầu đậu nành.
6. Nên ăn nhiều rau cải, trái cây để cung cấp nhiều chất khoáng, vitamin và chất xơ.
7. Ngừng hoặc hạn chế uống nhiều rựơu.
8. Bỏ hẳn hút thuốc lá.
9. Giữ nếp sinh hoạt điều độ, ổn định. Tránh trạng thái căng thẳng, xúc động, lo âu.
10. Rèn luyện thân thể thường xuyên: tập thể dục đều đặn ít nhất 45 phút mỗi ngày, 3 lần trong một tuần nhưng không nên gắng sức.
Trong các vấn đề điều trị không dùng thuốc nêu trên thì hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ nếu có thể loại bỏ được, bỏ hút thuốc lá mang lại các lợi ích sau cho sức khỏe:
Lợi ích tức thì:
  • 20 phút sau ngưng hút thuốc lá huyết áp, mạch và nhiệt độ trở về bình thường.
  • Sau 24 giờ các cơn đau tim bắt đầu giảm.
  • Sau 48 giờ ăn uống thấy ngon miệng hơn.
  •  Sau 72 giò phế quản dãn ra hơn, hô hấp dễ dàng hơn, lượng không khí hít thở tăng nhiều hơn.
  • Sau 1-9 tháng giảm được những cơn ho, tình trạng thở ngắn và thiếu hơi thở.

Lợi ích lâu dài:
  • Sau vài tháng ngưng htuốc lá nguy cơ bệnh mạch vành tim bắt đầu giả rõ rệt và sau 3- 5 năm trở về giống như người chưa hút thuốc lá.
  • Sau10 năm ngưng hút thuốc lá nguy cơ ung thư phổi giảm 30-50%, sau 15 năm nguy cơ ung thư phổi giống như người chưa hút thuốc lá.
  • Ngưng hút thuốc lá còn làm giảm nguy cơ ung thư khác như ung thư thanh quản, thực quản, tuỵ tạng, bàng quang.
  • Ngưng hút thuốc lá còn làm giảm các bệnh lý khác như tai biến mạch máu não, tắc mạch máu ở chân, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phổi và cải thiện được tình trạng khí phế thủng, viêm phế quản.
  • Ở bệnh nhân tiểu đường ngưng hút thuốc lá làm giảm biến chứng tim mạch và tai biến mạch máu não.
Ngoài vấn đề hút thuốc lá thì uống rượu cũng có nhiều vấn đề cần quan tâm:
      1. Uống rượu quá nhiều, thường xuyên say xỉn rất dễ bị đột quỵ,tai biến mạch máu não.
      2. Có sự tỉ lệ thuận giữa bệnh tăng huyết áp và sự uống rượu.
      3. Người đang uống nhiều thường xuyên khi ngừng rượu khi ngừng rượu đột ngột huyết áp có thể tăng vọt lên và gây tai biến. Do đó nếu bạn đang nghiện rượu khi bỏ rượu cũng phải giảm từ từ trong 3 tháng đến  mức độ có thể chấp nhận được.
      4. Lượng rượu bia tối đa mà bạn có thể uống mà không gây ảnh hưởng đến tim mạch là không quá 2 lon bia hay 60ml rượu mạnh hoậc1/4 xị rượu đế một ngày.

Điều trị có dùng thuốc:
Mục tiêu: Đưa huyết áp về dưới 140/90mmHg.
Trong điều trị có dùng thuốc bạn cần lưu ý 3 điểm:
1. Phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tái khám đúng kỳ hẹn. Bạn không nên tự ý mua thuốchạ huyết áp để uống hay uống thuốc theo chỉ dẫn của người quen, lối xóm hay bạn bè lhông phải là bác sĩ.
2. Theo quan niệm hiện nay thuốc hạ huyết áp nên được sử dụng sớm khi có chỉ định và nên phối hợp nhiều loại thuốc hạ huyết áp với liều thấp hơn là sử dụng một loại thuốc với liều cao.
3. Sáu nhóm thuốc hạ huyết áp thường được sử dụng hiện nay có tên là khoa học.
       1. Nhóm thuốc lợi tiểu.
       2. Nhóm thuốc chẹn kênh canxi
       3. Nhóm thuốc ức chế thụ thể bêta
       4. Nhóm thuốc ức chế thụ thể alpha
       5. Nhóm thuốc ức chế men chuyển
       6. Nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensinll
      Trong 6 nhóm thuốc chính nêu trên mỗi nhóm có nhiều thế hệ mỗi thế hệ có nhiều dẫn xuất khác nhau, mỗi dẫn xuất lại có nhiều tên thương mạikhác nhau do vậy trên thị trường thuốc hiện nay có đến vài trăm tên thuốc hạ huyết áp.
Khi chọn lựa thuốc huyết áp cho người bệnh thầy thuốc sẽ căn cứ vào 6 yếu tố sau đây:                                                                         
1. Loại thuốc bệnh nhân đã dùng trước đó và sự dung nạp hay phản ứng phụ của bệnh nhân với loại thuốc này.
2. Khả năng kinh tế của bệnh nhân đáp ứng cho việc sử dụng lâu dài với các loại thuốc hạ huyết áp và những xét nghiệm theo dõi khác kèm theo.
3. Các nguy cơ tim mạch mà bệnh nhân đang có.
4. Sự hiện diện của tổn thương nội tạng do tăng huyết áp hay bệnh tim mạch, bệnh thận và đái tháo đường.
5. Sự hiện diện của các bệnh lý khác như rối loạn mỡ trong máu, hen suyễn, bệnh lý về khớp, u sơ tiền liệt tuyến…các bệnh này có thể thuận lợi hay gây bất lợi khi sử dụng một loại thuốc hạ huyết áp.
6. Tương tác giữa thuốc điều trị tăng huyết áp và các loại thuốc khác mà bệnh nhân đang dùng.

Bạn cần tránh ba sai lầm mà người bệnh tăng huyết áp hay mắc phải khi chữa trị là:
1. Tự mua thuốc hạ huyết áp để uống. Đã có nhiều trường họp phải đưa đến bệnh viện cấp cứu do tự uống thuốc hạ huyết áp.
2. Chỉ chữa bệnh khi huyết áp tăng cao và ngừng thuốc khi huyết về bình thường.
3. Uống lâu dài với 1toa thuốc mà không tái khám để đánh giá lại tình trạng bệnh.

Trong quá trình điều trị khi theo dõi huyết áp tại nhà bạn cần lưu ý:
1. Phải có sổ theo dõi huyết áp, trong sổ náy bạn ghi số đo huyết áp mỗi ngày 1-3lần, triệu chứng bất thường trong ngày, thuốc uống trong ngày. Bạn trình cho bác sĩ điều trị sổ này mỗi lần tái khám.
2. Cách dùng máy đo huyết áp điện tử tại nhà: Đa phần bà con sau khi đưa mua máy đo huyết áp điện tử đều bị khủng hoảng trong thời gian đầu vì bạn thường đo huyết áp rất nhiều lần trong ngày mà mỗi lần đo máy điện tử thường cho một số đo khác nhau nên người bệnh cho là huyết áp của mình không ổn định. Từ đó dẫn đến bất an hay khủng hoảng tâm lý. Cho nên khi theo dõi huyết áp tại nhà bạn chỉ nên đo huyết áp 1-3 lần trong ngày, mỗi lần đo huyết áp nên đo 2lần liên tiếp cách nhau vài phút rồi lấy trung bình 2lần đo. Cần nhớ phải nằm nghĩ khoảng 15 phút trước khi đo. Trước khi đo huyết áp 30 phút không được uống rượu, cà phê hay hút thuốc lá. Không nên đo huyết áp sau khi ăn sau khi mới ngủ dậy.
Như vậy khi tuân thủ đúng các hướng dẫn điều trị và theo dõi của bác sĩ huyết áp của bạn được đưa về thấp hơn 140/90mmHg. Lúc này bạn sẽ thấy mình có cuộc sống thoải mái bình thường không phải lo âu về biến chứng của bệnh tăng huyết áp. Bài nói đến đây là hết, cám ơn sự lắng nghe của quí vị và các bạn.

BS Phan Hữu Phước - Thạc Sĩ Lão Khoa
Trưởng khoa Lão học – BV. Nguyễn Trãi
Theo medinet.hochiminhcity.gov.vn

Vì sao bị cao huyết áp

Cao huyết áp (CHA) hiện là bệnh mãn tính phổ biến nhất trong cộng đồng. Nguyên nhân chưa được biết rõ, tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy yếu tố môi trường (dinh dưỡng, lối sống) kết hợp với yếu tố di truyền là nguyên nhân chính gây ra bệnh này.
Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy, rõ ràng môi trường có vai trò to lớn, vì ở một số cộng đồng không có vấn đề CHA, nhưng nếu cộng đồng đó thay đổi lối sống, cách ăn uống, CHA có thể tăng cao với tỉ lệ tới 30% dân chúng. Cùng trong môi trường sống bất lợi đó, không phải ai cũng bị CHA mà chỉ có những người có yếu tố di truyền (genotype) bị mắc mà thôi. Ngược lại, ở những cộng đồng sống bằng săn bắn, hái lượm có lượng sodium (Na+) tiêu thụ thấp và lượng potassium (K+)tiêu thụ cao trong khẩu phần ăn thì không có CHA. 

Các nghiên cứu cũng cho thấy, một số người, với một sự bất thường nào đó của genotype (mà hiện nay chưa xác định), khi tiếp xúc với chế độ ăn có lượng Sodium (Na+) cao, lượng potassium (K+) thấp, với những thay đổi trong lối sống như stress, uống rượu, mập phì… dẫn đến tăng huyết áp.
Các bất thường về gene có thể liên quan đến việc tổn thương hệ thống kiểm soát thải NaCl hoặc là sự khiếm khuyết của thận trong khả năng thải Na+. Như vậy, CHA được gọi là vô căn (Essential hypertention) nhưng thực ra cũng có nguyên nhân, đó là sự thay đổi chế độ ăn, lối sống ở những người có yếu tố gen nhạy cảm CHA. Vấn đề thách thức trong thời gian tới là xác định được các đối tượng này, để tác động vào chế độ ăn và lối sống, để bảo vệ họ phòng ngừa việc xuất hiện CHA ở họ.
Bs. Nguyễn Thị Kim Hưng
Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
(Theo www.medinet.hochiminhcity.gov.vn)

Cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp còn gọi là tăng huyết áp và khái niệm thường dùng trong dân chúng là bệnh tăng xông (tension). Đây là bệnh lý thuờng gặp trong cộng đồng và gia tăng theo tuổi, chiếm 8-12% dân số. Một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng nguy cơ cao huyết áp như tiểu đường, thuốc lá, tăng lipid máu, di truyền.
Cao huyết áp là bệnh lý gây tử vong và di chứng thần kinh nặng nề như liệt nửa người, hôn mê với đời sống thực vật, đồng thời có thể thúc đẩy suy tim, thiếu máu cơ tim làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống (không cảm thấy khoẻ khoắn, mất khả năng lao động) và gia tăng khả năng tử vong. Do đó điều trị huyết áp cao là vấn đề cần lưu ý trong cộng đồng vì những hậu quả to lớn của nó.
Ngày nay với sự tiến bộ về kỷ thuật chẩn đoán (máy đo huyết áp phổ biến rộng rãi) và càng có nhiều loại thuốc điều trị ít tác hại, việc điều trị đã mang đến cho bệnh nhân sự cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm đáng kể tử vong và các di chứng(liệt nữa người, suy tim) do cao huyết áp gây nên.
Người bệnh cao huyết áp cũng cần quan niệm rằng cần phải chấp nhận việc điều trị tốn kém lâu dài để đổi lấy một cuộc sống an toàn. Cao huyết áp thường không triệu chứng do đó nhiều người chỉ nhận ra bản thân họ bị cao huyết áp khi họ bị tai biến mạch máu não (còn gọi là đột quî). Không thể căn cứ vào triệu chứng nhức đầu, chóng mặt để uống thuốc hạ áp bởi vì nhức đầu, chóng mặt không phải thường xuyên xuất hiện khi huyết áp tăng cao đột ngột và các triệu chứng này có thể gặp ở bệnh lý khác( ví dụ nhức đầu do căng thẳng,viêm xoang, và chóng mặt có thể do tụt huyết áp...).
Tốt nhất nên thường xuyên kiểm tra huyết áp định kỳ với những người chưa cao huyết áp và khi nghi ngờ cao huyết áp cần đo huyết áp nhiều lần .Nếu huyết áp vẫn cao thì nên bắt đầu biện pháp điều chỉnh cách sống(tập thể dục, cai thuốc lá, điều chỉnh chế độ ăn) và xem xét điều trị thuốc.
Huyết áp không phải là con số hằng định
Trị số huyết áp thay đổi rất nhiều khi có yếu tố tác động như tâm lý (lo âu, sợ hãi, mừng vui...), vận động (đi lại, chạy nhảy) hoặc môi trường (nóng lạnh), chất kích thích (thuốc lá, càphê, rượu bia) và bệnh lý (nóng sốt, đau đớn).
Trong những trường hợp trên, huyết áp thường tăng cao hơn bình thường.Ví dụ huyết áp của bạn lúc nghỉ thường 130/80mmHg khi bạn lên cầu thang lầu 3, nếu bạn đo huyết áp ngay thì trị số huyết áp của bạn có thể 150/80-180/90mmHg. Trong những trường hợp này không thể cho rằng bạn bị cao huyết áp. Do đó tốt nhất bạn phải nghỉ ngơi ổn định trước khi đo huyết áp nếu bạn muốn có trị số huyết áp trung thực và phải đo nhiều lần sau đó tính trung bình sau 3 lần đo. Bạn cũng đừng thắc mắc nhiều nếu huyết áp trước đó khác với trị số bây giờ.
Nhịp sinh học huyết áp của bạn thường dao động rõ rệt, huyết áp thường cao dần từ lúc bạn thức giấc và gia tăng tùy theo bạn vận động hoặc căng thẳng hay không. Vào chiều tối khi bạn nghỉ ngơi thư giãn huyết áp xuống nhẹ và sẽ xuống thấp nhất khi bạn ngủ say vào ban đêm cho đến gần sáng.
Các nghiên cứu ghi nhận rằng ở người cao huyết áp mà huyết áp không hạ vào ban đêm hoặc hạ quá mức hoặc tăng vọt vào buổi sáng đều là yếu tố bất lợi vì dễ bị đột quî do cao huyết áp.
Khi nào gọi là cao huyết áp?
Người ta thường dùng khái niệm huyết áp tâm thu (hoặc huyết áp tối đa) cho trị số huyết áp trên vàhuyết áp tâm trương (hoặc tối thiểu) cho trị số huyết áp dưới.Ví dụ khi bác sĩ của bạn ghi huyết áp của bạn : 180/95mmHg tức là huyết áp tâm thu (hoặc tối đa của bạn là 180mmHg và huyết áp tâm trương (hoặc tối thiểu) là 95mmHg.
Khi trị số huyết áp tâm thu > 140mmHg và huyết áp tâm trương >90 mmHg được xem là cao huyết áp.Đối với người già, dạng cao huyết áp phổ biến là cao huyết áp tâm thu đơn thuần tức là chỉ số huyết áp tâm thu >160mmHg nhưng huyết áp tâm trương không cao(<90mmHg).
Ở trẻ em trị số huyết áp có thấp hơn quy ước của người lớn.
Cách đo huyết áp
Để có trị số huyết áp đúng, việc đo huyết áp là bước chẩn đoán quan trọng nhất vì tránh được việc điều trị quá mức hoặc không đầy đủ.Cần đo nhiều lần và nhiều vị trí khác nhau (2 tay, 2 chân) để so sánh đôi khi phát hiện bệnh lý mạch máu ví dụ như trong teo hẹp eo động mạch chủ huyết áp chi trên cao hơn chi dưới.
Đo huyết áp cần thực hiện trong phòng yên tỉnh, trạng thái tinh thần thoải mái.Tư thế đo huyết áp thông thường là tư thế nằm và ngồi để làm sao băng quấn cánh tay ngang mức với tim.Băng quấn cánh tay(cuff) phải phù hợp kích thứơc cánh tay. Trẻ em cần có băng quấn cánh tay kích thước nhỏ hơn.
Hướng dẫn đo huyết áp
Nên sử dụng máy đo huyết áp nào?
Máy đo huyết áp thủy ngân được xem là tiêu chuẩn. Ngày nay người ta giảm dần việc sử dụng máy đo huyết áp thủy ngân vì độc tính với môi trường. Các loại máy dạng đồng hồ thường phổ biến sử dụng trong giới thầy thuốc, trong khi đó các máy đo huyết áp điện tử thường sử dụng rộng rãi trong dân chúng vì dễ đo. Theo Uỷ Ban phối hợp quốc gia về cao huyết áp Hoa Kỳ (JNC) và Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), đối với máy đo huyết áp điện tử, chỉ nên sử dụng loại băng quấn cánh tay, không nên sử dụng cổ tay và ngón tay vì không chính xác.
Bạn có thể chọn máy đo huyết áp đồng hồ hoặc có thể máy đo điện tử để tự đo huyết áp ở nhà. Máy đo huyết áp đồng hồ thường kèm theo ống nghe thường giá rẽ hơn máy đo huyết áp điện tử nhưng đòi hỏi bạn phải được nhân viên y tế huấn luyện cách đo.
Đối với máy đo huyết áp điện tử ưu điểm là dễ sử dụng, nhưng nhược điểm là các máy tại thị trường Việt nam chỉ có số ít Hãng như Omron là được kiểm định theo tiêu chuẩn Anh Mỹ.
Khi chọn máy đo huyết áp điện tử các bạn nên chọn các loại máy đo huyết áp đã được các tổ chức uy tín kiểm định chất lượng. Hiện nay 2 tổ chức có uy tín trong kiểm tra chất lượng máy đo huyết áp là Hiệp hội cao huyết áp Anh quốc (British Hypertension Society) và Hiệp hội Phát triển Dụng cụ y tế Hoa kỳ (Association for Advancement of Medical Instrumentation).
(Theo Medic.com.vn)